HTTPs là cụm từ khá thông dụng đối với website và mạng Internet. Chắc hẳn bạn đã nhiều lần nghe đến HTTP và HTTPs. Vậy sự khác nhau giữa hai loại này là gì? Vì sao website cần có HTTPs? Làm thế nào để thêm HTTPs cho website một cách đơn giản và nhanh chóng nhất? Hôm nay, hãy cùng WebNow tìm hiểu chi tiết về giao thức bảo mật quan trọng này.
HTTPs là gì?
HTTPs là viết tắt của cụm từ HyperText Transfer Protocol Secure. Đây là giao thức truyền tải siêu văn bản có sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL (Secure Sockets Layer – tầng ổ bảo mật) hoặc TLS (Transport Layer Security – bảo mật tầng truyền tải). Bạn nên tìm hiểu SSL là gì và cách cài đặt SSL cho trang web trước khi đến với bài viết này. Chứng chỉ bảo mật của giao thức này sẽ mã hoá dữ liệu truyền giữa web server và công cụ duyệt web. Hiện nay giao thức này được sử dụng khá phổ biến do có tính bảo mật cao.
Hai chứng chỉ SSL và TLS đều sử dụng hệ thống PKI – Public Key Infrastructure hay còn được gọi là hạ tầng khoá công khai không đối xứng. Hạ tầng này sử dụng hai loại khoá mã hoá đó là khoá riêng tư và khoá công khai. Hai loại khoá mã hoá này có nhiệm vụ mã hoá và giải mã lẫn nhau. Do đó, thông tin và dữ liệu từ web server và công cụ duyệt web khi bị rò rỉ sẽ rò rỉ dưới dạng mã hoá, người bình thường không thể hiểu được.
>> Xem thêm: Lỗi SSL – Lỗi Chứng Chỉ Bảo Mật Website Là Gì? Cách Khắc Phục
Sự khác nhau giữa HTTP và HTTPs
HTTP là viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol. Đây là giao thức truyền tải siêu văn bản thường được sử dụng trong các website trên nền tảng world wide web (www) trước đây. Giao thức này có công dụng truyền tải dữ liệu thành dạng văn bản, hình ảnh, video, âm thanh hoặc các dạng tệp tin hiển thị khác từ web server sang các công cụ truy cập web như Chrome, Cốc Cốc, Opera,… và ngược lại.
Hiện nay HTTP đã dần bị HTTPs thay thế. Các trang web sử dụng giao thức HTTP có bảo mật SSL sẽ cung cấp kết nối web an toàn và bảo mật cao hơn. Người dùng sẽ cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn.
Các trình duyệt web thông dụng hiện nay sẽ hiển thị biểu tượng ổ khoá bên cạnh tên miền đối với những trang web sử dụng giao thức được bảo mật. Và từ năm 2017, Google cũng đã tuyên bố Chrome sẽ cảnh báo người dùng khi truy cập vào một trang web không đạt tiêu chuẩn bảo mật thông tin.
Sự cần thiết của HTTPs cho website của bạn
Dưới đây là những lí do mà bạn cần phải chuyển đổi giao thức của website từ HTTP thành HTTPs:
- Bảo mật thông tin người dùng: Tính năng này sẽ làm tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng và người dùng khi truy cập vào website của bạn. Bảo đảm các thông tin cá nhân, quan trọng của người dùng luôn được bảo mật an toàn.
- Hạn chế tổn thất của doanh nghiệp khi hacker tấn công: Ngày nay, hacker là một sự đe doạ đối với hệ thống website. Tuy nhiên, sử dụng giao thức siêu văn bản an toàn sẽ đảm bảo dữ liệu và thông tin của khách hàng và doanh nghiệp của bạn luôn được mã hoá. Giúp hạn chế tối đa tổn thất của doanh nghiệp trong trường hợp website bị tấn công bởi tội phạm mạng.
- Tránh trường hợp giả mạo website để lừa đảo: Mỗi chứng chỉ SSL chỉ được cung cấp cho một website duy nhất. Do đó, viêc sử dụng giao thức an toàn HTTPs sẽ giúp doanh nghiệp bạn tránh được tình trạng bị giả mạo website và lừa đảo khách hàng.
- Tăng thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm: Có lẽ bạn cũng đã biết về tầm quan trọng của SEO đối với sự phát triển của trang web. Việc sử dụng giao thức HTTPs sẽ làm tăng độ tin cậy của website. Khiến Google đánh giá website của bạn cao hơn và nhận được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
- Tăng lượng người truy cập vào trang web: Mục tiêu của tất cả trang web đều là đạt được lượng truy cập cao và chất lượng. Và hiện nay, các công cụ duyệt web đều gửi cảnh báo đến người dùng khi truy cập vào một trang web không được bảo mật. Do đó, nếu trang web của bạn không đủ các chứng chỉ bảo mật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng khách hàng và người dùng truy cập vào trang web.
Cách thêm giao thức HTTPs cho website
Để chuyển từ HTTP thành HTTPs, bạn cần phải đăng kí sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL cho trang web của mình. Hiện nay trên thị trường có hai loại chứng chỉ bảo mật miễn phí và có phí. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và tính năng khác nhau phù hợp với từng nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau.
Để đăng kí và cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết trong bài viết Chứng Chỉ SSL Là Gì? Cách Thêm SSL Cho Website Cực Đơn Giản.
Sau khi đã hoàn thành đăng kí và kích hoạt chứng chỉ bảo mật SSL, trang web của bạn sẽ tự động chuyển thành giao thức an toàn HTTPs. Lúc này, biểu tượng ổ khoá sẽ xuất hiện ở bên cạnh tên miền của website.
Cách cài đặt HTTPs đơn giản và nhanh nhất
Đối với những người không chuyên về lĩnh vực website, việc đăng kí và kích hoạt HTTPs sẽ khá phức tạp bởi nó có liên quan nhiều đến kĩ thuật. Ngoài ra, việc lựa chọn được một đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL uy tín, giá tốt và có trách nhiệm cũng khá là khó khăn.
Tuy nhiên, vấn đề đó nay đã được giải quyết. Khi bạn sử dụng dịch vụ thiết kế website của WebNow hoặc sử dụng các dịch vụ khác về website đến từ đơn vị này. Bạn sẽ được kĩ thuật viên của chúng tôi hỗ trợ cài đặt HTTPs miễn phí vô cùng nhanh chóng. Đảm bảo chứng chỉ được cung cấp được xác thực và bảo hành tận tình.
Hiện nay, WebNow tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ về website uy tín, chất lượng, có trách nhiệm và giá tốt hàng đầu thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có nhu cầu thiết kế website hoặc mua tên miền, thuê hosting, cài đặt SSL,…
WEBNOW - NAY CODE MAI GIAO
Hotline: 02862.722.577
Email: hi@webnow.vn
Địa chỉ: 123/18A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh