Pentest là một hoạt động quan trọng với chức năng gia tăng bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt khả năng bảo mật, bạn cần hiểu được khái niệm Pentest là gì cũng như những thông tin xoay quanh Pentest. Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây của WebNow. Cùng tìm hiểu qua nhé!
Pentest là gì?
Pentest là từ từ viết tắt của cụm từ Penetration Testing mang ý nghĩa kiểm thử xâm nhập. Đây là một công cụ mô phỏng quá trình tấn công mạng để từ đó đánh giá tính bảo mật của hệ thống IT. Thông qua Pentest, bạn có thể phát hiện được những lỗ hỏng bảo mật, những rủi ro cùng những mối đe dọa được thực hiện bởi hacker nhằm mục đích xâm nhập vào hệ thống IT của bạn. Các lỗ hỏng bảo mật sẽ gián tiếp tiếp tay cho các hacker khai thác thông tin với quyền truy cập vào website của bạn, từ đó đánh cắp và thay đổi các dữ liệu.
Pentest sẽ phát hiện ra nhiều điểm yếu bảo mật thông qua hình thức kiểm thử xâm nhập sẽ giúp bạn có thể lường trước được những khả năng tấn công từ bên ngoài. Để từ đó, tìm ra giải pháp khắc phục, tăng tính bảo mật và đảm bảo an toàn cho hệ thống cơ sở dữ liệu.
Khả năng hoạt động của Pentest còn cho thấy sự đa dạng khi có thể hoạt động trên nhiều hệ thống như hệ thống máy tính, mobile app, web app, hạ tầng mạng, phần mềm dịch vụ SaaS, IoT, API,… và bất kỳ đối tượng CNTT nào có kết nối với internet. Nhưng phổ biến nhất trong số đó vẫn là mobile app và web app. Các đối tượng vừa được liệt kê gọi là đối tượng kiểm thử.
Các loại Pentest phổ biến
Các loại Pentest được phân loại dựa vào đối tượng thực hiện kiểm thử xâm nhập cùng sự ủy quyền của chủ thể thông quá quá trình cung cấp thông tin cho người thực hiện kiểm thử. Trên thực tế, có loại 3 loại Pentest phổ biến nhất:
- White box Testing: Dưới hình thử kiểm thử này, người thực hiện kiểm thử sẽ được cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến hệ thống thực hiện kiểm thử. Nó bao gồm: địa chỉ IP, source code, sơ đồ hạ tầng mạng cùng các giao thức sử dụng,…
- Gray box Testing: Với hình thức này, chuyên viên không nhận được đầy đủ các thông tin và quyền truy cập vào đối tượng. Thay vào đó, pentester chỉ nhận được một phần thông tin cơ bản như địa chỉ URL, địa chỉ IP,… để thực hiện kiểm thử.
- Black box Testing: Đây là hình thức thực hiện kiểm thử dưới góc độ của một hacker thực sự. Toàn bộ Pentester sẽ hoàn toàn không được cũng cung cấp bất kì thông tin nào về đối tượng kiểm thử. Các thông tin đều phải khai thác dựa trên quá trình tự tìm kiếm. Hình thức Pentest này đòi hỏi nhiều thời gian và yêu cầu các Pentester cũng phải thật chuyên nghiệp.
Lợi ích từ việc sử dụng Pentest
Các hệ thống web app và mobile app đang dần trở thành xu hướng được sử dụng rộng rãi. Nhiều tính năng tiện lợi luôn được cập nhật tạo nên những hiệu tích cực. Tuy nhiên, sự phổ biến của những hệ thống này cũng kéo theo những rủi ro từ sự đe dọa của các tin tặc. Bằng những thủ thuật tinh vi, hacker có thể xâm nhập và đánh cắp thông tin người dùng bất cứ lúc nào nếu hệ thống của bạn không có độ bảo mật cao. Lúc này, kiểm thử xâm nhập chính là giải pháp hiệu quả trong việc đánh giá khả năng bảo mật trên hệ thống web app/ mobile app của bạn. Thông qua những rủi rõ, những lỗ hỏng được phát hiện, bạn sẽ có thể khắc phục kịp thời, thoát khỏi sự đe dọa an ninh mạng từ các hacker. Trên thực tế, Pentest còn mang đến những lợi ích vượt trội cho các doanh nghiệp:
- Tạo nên cái nhìn tổng quan về an ninh mạng và sản phẩm công nghệ cho các nhà lãnh đạo.
- Phát hiện và ước tính được thiệt hại sau những cuộc tấn công mạng.
- Đưa ra những giải phải kịp thời để bảo vệ hệ thống cơ sở dữ liệu.
- Nâng cao niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Một số hạn chế của Pentest
Pentest tiêu tốn một lượng chi phí khá cao, do vậy sẽ trở thành sự cân nhắc với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, các Pentester luôn phải cập nhật thường xuyên những phương thức tấn công mạng tinh vi của hacker. Nếu các Pentester không có hiểu biết sâu rộng và không “chạy kịp tốc độ” so với các hacker sẽ khiến quá trình kiểm thử xâm nhập trở nên kém hiệu quả.
Khi nào cần dùng Pentest
Do phải chi một số tiền khá lớn cho mỗi lần thực hiện kiểm thử xâm nhập. Do vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện Pentest. Tùy thuộc vào nhu cầu và tình hình thực tế mà doanh nghiệp có thể đưa ra cân nhắc cho phù hơp. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số doanh nghiệp dễ có khả năng bị hacker tấn công và cần thiết dùng Pentest như:
- Những doanh nghiệp có hoạt động phần lớn dựa trên nền tảng công nghệ trực tuyến.
- Những doanh nghiệp có hạ tầng trên cloud.
Tổng kết
Qua bài viết này, chắc chắn bạn đã trả lời được câu hỏi Pentest là gì? Khi nào cần dùng Pentest? Chúc bạn có thể gia hạn tên miền kịp thời và hiệu quả nhất.
Bạn đang có nhu cầu mua tên miền và thiết kế website chuẩn SEO với giao diện đẹp, bạn có thể liên hệ với WEBNOW. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế website chất lượng, chuyên nghiệp và uy tín nhất.
WEBNOW tự hào là đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, chất lượng và giá tốt hàng đầu thị trường. Chúng tôi luôn đặt uy tín và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.
Ngoài ra, hiện nay WEBNOW còn cung cấp các dịch vụ viết bài content chuẩn SEO cho website, chạy quảng cáo Facebook, chạy quảng cáo Google, thiết kế banner, thiết kế logo, quản lý và phát triển website… cực kì chuyên nghiệp và chất lượng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có nhu cầu.
WEBNOW - NAY CODE MAI GIAO
Hotline: 02862.722.577
Email: hi@webnow.vn
Địa chỉ: 123/18A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh