Child Theme WordPress là gì? Cách tạo Child theme dễ nhất

Child Theme WordPress là gì? Child theme có ý nghĩa gì đối với website? Ưu và nhược điểm của Child Theme? Đây chắc chắn là những điều mà người sử dụng và quản trị website wordpress thường thắc mắc. Hãy cùng WEBNOW tìm hiểu tất tần tật về loại theme này nhé!

Child Theme WordPress là gì?
Child Theme WordPress là gì?

Child Theme WordPress là gì?

Trước khi tìm hiểu về child theme, bạn cần biết về khái niệm theme là gì. Theme được xem là giao diện của mỗi website được xây dựng trên nền tảng wordpress. Hiện nay, với nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dùng wordpress, đã có rất nhiều theme khác nhau với đa dạng mẫu mã và chủ đề được ra mắt. Bao gồm cả theme miễn phí và theme yêu cầu phí. Theme là một phần không thể thiếu khi thiết kế website wordpress.

Child Theme là Theme được sinh ra để kế thừa chức năng và giao diện của theme chính còn được gọi là theme mẹ (parent theme). Việc sử dụng child theme là để đảm bảo những thay đổi trên theme này không bị mất đi khi bạn cập nhật parent theme. Trong quá trình sử dụng website, chắc chắn bạn sẽ có nhu cầu thay đổi, tuỳ biến hoặc nâng cấp một số chức năng trong child. Những thao tác này sẽ được thực hiện trên child theme.

Child Theme WordPress là gì?
Child Theme WordPress là gì?

Child theme cho phép bạn thực hiện các thay đổi trên giao diện để phục vụ nhu cầu công việc nhưng vẫn không thay đổi thiết kế và code. Sở dĩ, bạn cần phải thực hiện những thay đổi này trên child theme bởi vì nếu bạn thực hiện trực tiếp trên theme chính, khi bạn tiến hành update theme, những thay đổi này sẽ mất đi. Còn nếu thực hiện trên child theme thì nó vẫn sẽ được giữ nguyên ngay cả khi bạn update theme.

Do đó, ngày nay bất cứ website wordpress nào cũng cần có child theme để có thể thực hiện những chỉnh sửa trong giao diện mà không bị mất đi khi cập nhật theme. Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã tự trả lời được câu hỏi “Child theme wordpress là gì?”

Phân loại Child Theme trong wordpress

Theo như khái niệm thì chỉ có một loại child theme trên wordpress, chính là phẩn mở rộng của parent theme và có kế thừa những chức năng và thiết kế của theme mẹ. Nhưng nếu dựa vào cách sử dụng thì chúng ta có thể chia child theme thành hai loại:

Child Theme để tùy chỉnh

Child Theme này được dùng để điều chỉnh và bổ sung chức năng vào giao diện chính từ theme mẹ. Giúp cho những thay đổi không bị mất đi khi thực hiện cập nhật theme.

Child Theme để sale

Những child theme được sử dụng với mục đích mua bán thường sẽ thay đổi cơ bản về giao diện của theme chính.

Ưu và nhược điểm của Child Theme

Mặc dù Child Theme có rất nhiều ý nghĩa đối với các website wordpress, nhưng nó cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng tìm hiểu:

Ưu điểm

  • Dễ dàng tuỳ chỉnh giao diện mà không bị ảnh hưởng đến file gốc.
  • An toàn khi cập nhật, bạn sẽ không còn lo lắng những thay đổi có thể bị mất đi khi tiến hành cập nhật theme. Đảm bảo parent theme vẫn được cập nhật những giao diện mới nhất mà không mất đi những chỉnh sửa ở child theme.
  • Dễ dàng thay đổi và gỡ bỏ những giao diện không còn phù hợp trên Child theme.
  • Dễ dàng quản lý những thay đổi xảy ra trên giao diện. Child theme cho phép bạn theo dõi tất cả những thay đổi thực hiện trên giao diện, từ đó khiến công việc quản lý trở nên dễ dàng hơn.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, chúng ta cũng phải nhắc đến những nhược điểm khi sử dụng Child theme sau đây:

  • Cần có thời gian tìm hiểu về các Frame của WordPress và các bộ lọc. Điều này sẽ khiến thời gian xây dựng và thiết kế website của bạn bị kéo dài.
  • Ảnh hưởng tới tốc độ của website. Khi sử dụng child theme, wordpress phải đọc thông tin đồng thời ở cả hai theme chính và phụ, dó đó sẽ mất thời gian hơn trong việc truy cập dữ liệu và hiển thị dữ liệu của website.

Cách tạo Child Theme cho website wordpress

Cách tạo Child Theme cho website wordpress
Cách tạo Child Theme cho website wordpress
  • Vào thư mục wp-content/themes và tạo một thư mục mới bất kì. Nên lấy tên theme mẹ và thêm -child ở đẳng sau.
  • Tạo một file css.style với nội dung như sau

/*
Theme Name: (Điền tên của theme)
Theme URI: URL website.
Description: (mô tả của theme)
Author: (tên tác giả)
Author URI: (URL tác giả hoặc URL website)
Template: tên thư mục của theme mẹ
Version: 0.1
*/

@import url(“../tên thư mục của theme mẹ/style.css”);

Như vậy là bạn đã tạo thành công file child theme cho website. Tiếp theo, bạn chỉ cần vào phần Appearance trong trình quản lý website của WordPress, chọn Themes và kích hoạt child theme.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Child theme

Khi sử dụng child theme, bạn cần phải đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  • Không được xoá parent theme.
  • Đối với các file .php, nếu muốn tuỳ biến bạn nên copy từ file theme mẹ và dán vào theme child sau đó chỉnh sửa tại theme này.
  • Nếu muốn thêm CSS, bạn phải luôn thêm dưới dòng @import của child theme.

Tổng kết

Thông qua bài viết này, chắc bạn đã trả lời được câu hỏi “Child theme wordpress là gì?” và có thêm nhiều kiến thức mới về child theme của website wordpress. Chúc bạn có thể tạo và sử dụng đúng cách Child theme của wordpress.

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế website chuẩn SEO, bạn có thể liên hệ với WEBNOW. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế website chất lượng, chuyên nghiệp và uy tín nhất.

WEBNOW tự hào là đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, chất lượng và giá tốt hàng đầu thị trường. Chúng tôi luôn đặt uy tín và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.

Ngoài ra, hiện nay WEBNOW còn cung cấp các dịch vụ viết bài content chuẩn SEO cho website, chạy quảng cáo Facebook, chạy quảng cáo Google, thiết kế banner, thiết kế logo, quản lý và phát triển website… cực kì chuyên nghiệp và chất lượng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có nhu cầu.

WEBNOW - NAY CODE MAI GIAO

Hotline: 02862.722.577

Email: hi@webnow.vn

Địa chỉ: 123/18A Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh